Hiển thị các bài đăng có nhãn Du học Nhật Bản 2014. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Du học Nhật Bản 2014. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 3 tháng 7, 2013

Du học Nhật Bản 2014


 du hoc nhat ban 2014
Thông báo tuyển sinh Du học Nhật Bản vừa học vừa làm 2014
Công Ty HIỀN QUANG Thông báo Tuyển sinh Du học Nhật Bản vừa học vừa làm thu nhập từ 1200 $ đến 1500$/ tháng. Công Ty HIỀN QUANG mong muốn trở thành cầu nối quan trọng giữa các bạn sinh viên trong nước với các trường Nhật Ngữ, Cao Đẳng, Đại Học tại Nhật Bản. Nhiều thế hệ du học sinh đã và đang học tập, làm việc rất tốt tại sứ “Hoa Anh Đào”, là cơ sở hỗ trợ những sinh viên sắp đặt chân đến Nhật Bản.

Năm 2014 Công Ty HIỀN QUANG vẫn tiếp tục hỗ trợ du học sinh về các khoảng chi phí như:

- Miễn phí Dịch vụ khi đi du học
- Miễn phí đào tạo tiếng Nhật từ ngày đăng ký hồ sơ đến ngày nhập học
- Miễn phí dịch thuật và hoàn thiện hồ sơ
- Miễn phí chứng minh tài chính
- Hỗ trợ hướng dẫn xin Visa tại Lãnh sự quán
- Hỗ trợ xin việc làm thêm trong thời gian học tại Nhật, có một số trường chúng tôi (Cam kết có việc làm ngay khi nhập học)
- Hỗ trợ xin học bổng du học Nhật Bản, giảm học phí.

Các bạn du học sinh trước khi sang du học tại trường đều được gặp gỡ giao lưu với Hiệu Trưởng hay Phó Hiệu Trưởng nhà trường, nhằm tìm hiểu thêm thông tin của trường mà các bạn sắp nhập học.

Đặc biệt: Công ty Hiền Quang hiện đã làm việc với rất nhiều trường cho phép học sinh đóng học phí 6 tháng trước khi sang Nhật, học phí chỉ còn khoảng 80 triệu thay vì như trước phải nộp cả năm, để giảm bớt gánh nặng tài chính ban đầu cho du học sinh.



Du học Nhật Bản có khó không?
Chính phủ Nhật Bản ngày nay khuyến khích người nước ngoài vào học tập và làm việc, nhằm giao lưu trao đổi văn hóa, kiến thức, Khoa học Kỹ thuật,… cho nên việc xét cấp Visa cho người nước ngoài cũng được nới lỏng rất nhiều.

Người đi du học Nhật Bản chỉ cần chuẩn bị những giấy tời sau:
1/ Bản sao Chứng minh nhân dân
2/ Bản sao Sổ hộ khẩu
3/ Bản sao Quyền sử dụng đất
4/ Bản sao Giấy khai sinh
5/ Bản sao Chứng minh nhân dân Bố hoặc Mẹ
6/ Bản sao và bản gốc bằng tốt nghiệp THPT, Cao đẳng, Đại Học “nếu có”, cùng Học bạ THPT, Cao Đẳng, Đại học “nếu có”.
7/ 8 ảnh (3x4) và 8 ảnh (4x6)
8/ Giấy khám sức khỏe (khám bình thường giống như khám xin việc)
9/ Bản gốc Chứng chỉ tiếng Nhật “nếu có”
10/ Bản sao và bản gốc Hộ chiếu

Người đi du học Nhật Bản nộp những giấy tờ như trên là có thể đi du học tại trường ở bất kỳ nơi nào tại Nhật Bản. Như vậy, với những ai mong muốn đi du học Nhật Bản có thể yên tâm về mặt tinh thần cũng như tâm lý lo âu như trước đây.

Các kỳ nhập học của các trường Nhật Ngữ ở Nhật gồm: Tháng 1, 4, 7 và tháng 10 hằng năm nên người học phải nộp hồ sơ trước đó ít nhất 3 tháng.


Làm ăn với người Nhật
Nói chung, Nhật Bản có kỹ nghệ và kinh tế hàng đầu, sản phẩm cực tốt, được khắp nơi khen ngợi. Giao dịch làm ăn với họ cũng khá an tâm vì họ giữ lời, đúng hẹn. Nhưng trong thế giới giao dịch tài chính, những người nắm tài chính và làm ăn bạc tỷ, không phải chỉ là những đầu óc chân thật bình thường, mà có rất nhiều bàn tay "lem luốc" nhúng vào.
Thống kê về kinh tế Nhật Bản, như càng ngày càng thấy rõ, không phải chỉ là những con số tăng trưởng tốt đẹp. Sự tăng trưởng của những thập niên 70, 80 là có thật, nhưng cũng được giới tài phiệt như ngân hàng và địa ốc thổi phồng để đầu cơ và dẫn dụ người khác, cho đến khi nó xẹp vào đầu thập niên 90. Họ chạy theo "đầu cơ tài chính" (buôn bán chứng khoán và địa ốc) hơn là "đầu tư sản xuất" là sở trường vốn có. Từ đó đến nay, kinh tế Nhật đi xuống dốc không kìm hãm nổi. Chứng khoán Nikkei trung bình năm 2003 có lúc thấp nhất là 7.752 Yen, chỉ còn bằng chưa tới 1/5 của năm 1983 là 38.915 Yen.
Nói chung, Nhật Bản phải trả giá rất đắt cho sự giả tạo này, nhiều công ty và nhiều người bị lỗ nặng và phá sản, nhưng một số tay tài phiệt "ma quỷ" đã moi được rất nhiều tiền của người khác và của chính công ty mình, không cần biết công ty đi về đâu, sẽ phá sản khi nào... Nhiều người thuộc loại này đã bị bắt, ngồi tù, nhưng ai cũng biết số bị phanh phui chỉ là một phần nhỏ của tảng băng nổi trên mặt nước mà thôi. 
Nhật Bản lại có "truyền thống" là khi các nhân viên cao cấp thuộc các bộ chính phủ về hưu thì đi làm "cố vấn" cho các đại công ty liên hệ. Mục đích là để kiếm tiền chia chác và dễ móc ngoặc. Thường những người này lương rất cao và tiền nghỉ việc ở công ty mới lại càng cao vô lý, gấp bội người thường, họ có thể lãnh vài chục triệu Yen sau khi "ngồi chơi" ở công ty vài năm! Các công ty này chỉ có thể làm ăn theo lối "đi đường tắt" mới có đủ tiền cung phụng cho các ông cố vấn như vậy. Cuối năm 2006, cùng lúc có tới ba Tỉnh Trưởng bị bắt vì nhận hối lộ của các công ty đấu thầu.
Người Nhật bình thường vẫn đôn hậu, tử tế, giữ lời hứa, làm ăn lương thiện, không đưa hoặc nhận hối lộ. Nếu đôi khi có những người ngoại quốc lừa lọc những người Nhật thật thà, thì cũng có một số người Nhật lợi dụng sự được tín nhiệm để lừa lọc người nước ngoài hay người Nhật khác. Nhất là dân làm ăn về dịch vụ, môi giới và người đi chào mời khách gọi là "Mizu shobai" (水商売, thủy thương mại) thì chỉ có tiền là trên hết. Họ được học tập kỹ càng, nắm rõ tâm lý đối tượng, lừa có bài bản lắm. Nghe họ nói toàn những lời hay đẹp, nhiều người xuôi tai thò bút ký hay đóng dấu mà không đọc kỹ khế ước, bởi thực tế khế ước dài thòng, chữ li ti không mấy người đọc nổi. Lúc thực thi, không thấy họ làm những điều đã thỏa thuận, khi ấy mới coi lại khế ước thì đã muộn rồi. Nhà người Nhật thường đóng cửa và khóa, trước cửa nhiều nhà thường phải gắn bảng miễn tiếp loại người này.
Kẻ lừa lọc thường nhắm vào người già, vì vừa chậm chạp hoặc thiếu hiểu biết vừa có tiền. Nào là mua cổ phần trồng nấm "linh chi"... có lời lắm, thực ra thì cũng y như vụ "nước hoa Thanh Hương" hồi thập niên 80, "chim cút" đầu thập niên 70 ở Nam Việt Nam hay "tắc kè khô" ở ngoài Bắc Việt Nam khoảng thập niên 40.
Như giữa năm 2005, một công ty sửa chữa nhà cửa nhỏ chỉ có vài người, chuyên đến nhà người già nói là giúp kiểm tra miễn phí hộ xem có an toàn khi động đất không. Họ đánh vào tâm lý người Nhật là ai mà không lo sợ động đất. Sau khi xem xong, họ mới nói là nhà cũ rất nguy hiểm, cần tu bổ... Họ không chịu đi cho đến khi chủ nhà cả nể đồng ý, thế là làm khế ước từ 1 triệu đến 5 triệu Yen, trong khi thực tế có khi không cần sửa và thực chất họ làm chỉ tốn 1/10 hay 1/20 giá ghi. Có một ông già than họ đến nhà tôi tới 4 lần! Với lối làm ăn ma giáo này, trong một thời gian ngắn, họ thu vào vài chục tỷ Yen mới bị phanh phui và bị bắt!
Các công ty về máy điện toán, nối mạng truyền thông cũng vậy, thường cho nhân viên đến các cơ sở thương mại, nói xem giúp miễn phí về việc trang bị máy móc. Sau đó họ cho biết hệ thống đang dùng cũ rồi, nếu muốn nâng cấp thì hãy gắn thêm các thiết bị mới, sẽ nhanh hơn như cáp quang tới 100 lần (thực tế thường chỉ gấp 2, 3, khi hỏi tại sao thì họ nói tại đường dây ở đây xa trạm chính...), tiện lợi hơn, cước nối mạng gọi rẻ hơn... Thế là họ ra sức thuyết phục, có khi như ở lì không chịu đi. Thí dụ, mỗi tháng thay vì đang đóng 5.000 Yen, nay chỉ cần đóng thêm độ 5.000 Yen nữa, hay thuê bao cũ 5 năm, đã được 4 năm rồi thì cũng trả trên mức đó chút thôi, nhưng ký một khế ước (hợp đồng) thuê bao 5 năm mới. Khi khách hàng đã xuôi tai đồng ý, có khi lại lòi thêm ra những thứ khác... được tính riêng. Thế là suốt 5 năm trời, khách hàng è cổ trả tiền thuê bao (lease)!
Vì vậy, nên cảnh giác ít nhiều đối với giới người này. Đã có những công ty Việt Nam vì quá tin tưởng vào người Nhật sau mấy lần giao dịch, đã bán thủy sản gối đầu lấy tiền sau... bị họ quịt mất. Năm 2005, tòa xử phía Việt Nam thắng kiện và kẻ gian phải trả tiền, nhưng phía người Việt cũng đã phải rất vất vả từ Việt Nam qua theo đuổi kiện mấy năm trời. Tiền cũng chưa thu về ngay được, nên người Việt đi kiện tại Nhật không dám về Việt Nam vì sợ bị giết, vì lấy tiền đâu ra trả các nơi đã bán cá cho mình, mà rồi không có tư cách ở Nhật, ở quá hạn nên lại bị Sở Nhập Quốc bắt giam !
Cái tinh ma thâm độc của họ khác với cách xảo trá ngô nghê hay dối quanh của người Việt, nên lúc đầu rất khó nhận ra.