Thứ Tư, 3 tháng 7, 2013

Du học Nhật Bản vừa học vừa làm

 du học nhật bản vừa học vừa làm
Nhật Bản là đất nước có nền giáo dục đạt đẳng cấp Quốc tế, thế nhưng với chi phí học tập và sinh hoạt vừa phải và được sự ưu ái khuyến khích học hỏi giao lưu văn hóa, trao đổi khoa học kỹ thuật cho nên Nhật Bản luôn là mối quan tâm lớn của hầu hết học sinh sinh viên Quốc tế, hằng năm có hàng 100 ngàn du học sinh vào Nhật đến từ nhiều vùng miền khác nhau, trong đó có Việt Nam.
Nhật Bản là quốc gia có dân số già, thiếu lao động, Bộ Giáo Dục và Đào tạo Nhật Bản có nhiều chính sách tiếp nhận du học sinh nước ngoài vào Nhật, cho phép họ làm thêm với mức thu nhập cao để có thể tự trang trải chi phí cho việc học và cải thiện được số lượng lao động đáng kể.

Tích lũy tài chính
Khác với một số nước châu Âu, sinh viên hoàn toàn có đủ khả năng tự trang trải học phí và chi phí sinh hoạt trong quá trình du học tại Nhật Bản do được phép làm thêm. Về cơ hội việc làm, có thể nói 100% sinh viên Quốc tế có khả năng tìm được việc làm thêm ngoài giờ học với mức thu nhập hấp dẫn, tuỳ thuộc vào năng lực, khả năng tiếng Nhật và thời gian làm việc của từng sinh viên.

Nhiều phụ huynh lo lắng: Nếu cơ hội làm việc nhiều và dễ dàng như vậy, liệu các bạn trẻ có mải mê làm việc mà bỏ học không? Câu trả lời là không, vì theo quy định của Chính phủ Nhật Bản, du học sinh chỉ có thể làm thêm 4 giờ/ngày, tối đa 28 giờ/tuần và mức thu nhập khoảng 32 triệu đồng/tháng. Việc làm cho sinh viên có rất nhiều loại hình, phong phú đa dạng. Nhiều bạn trẻ giỏi nấu ăn sẽ được trả lương cao khi làm trong nhà hàng Nhật. Các bạn thạo vi tính có thể làm những việc liên quan tới tin học, văn phòng..., công việc không quá vất vả nhưng có mức thu nhập khá. Hay du học sinh có thể chọn các việc làm thêm như phục vụ quán ăn, nhà hàng, khách sạn, công nhân đóng gói thực phẩm, gia sư…, với thu nhập từ 800 đến 1.200 Yên/giờ. Và nếu khả năng tiếng Nhật của họ có thể làm tốt công việc biên phiên dịch thì mức lương sẽ lên đến trên 2.000 Yên/ giờ.
Mặt khác, trong thời gian đầu khi học tiếng Nhật, du học sinh chỉ phải học 4 tiết/ ngày. Như vậy, việc sắp xếp thời gian để vừa làm vừa học là chuyện khá đơn giản. Các Trường đại học ở Nhật cũng rất khác ở Việt Nam, sinh viên có thể lựa chọn môn học theo thời gian thích hợp, miễn là hoàn thành đủ số đơn vị học trình theo quy định. Vì vậy, du học sinh có thể vừa học vừa làm mà không sợ ảnh hưởng đến thời gian học tập.

Trải nghiệm và học hỏi
Qua một thời gian ngắn du học Nhật Bản, nhiều du học sinh đã khẳng định đi làm thêm không chỉ giúp sinh viên có điều kiện được rèn luyện khả năng học tiếng Nhật, tích lũy tài chính trang trải cho cuộc sống mà còn được học hỏi và nâng cao nhiều kỹ năng sống nhờ tiếp xúc và làm việc với người Nhật. Cụ thể là họ học được tác phong nhanh nhẹn, chuyên nghiệp, tính nghiêm túc, độc lập trong công việc của người Nhật, hòa nhập cùng nền văn hóa đậm đà bản sắc Á Đông, rất gần gũi với Việt Nam.
“Có những kỹ năng, kiến thức các bạn không thể tìm thấy trong sách vở mà chỉ trải nghiệm được nơi đất khách khi hòa nhập vào cộng đồng của họ và cảm nhận, rồi biến nó trở thành thói quen, tác phong của mình, còn chần chừ gì nữa, hãy lên kế hoạch du học đến Nhật để được học hỏi thật nhiều điều hay và bổ ích nhé”, Mai Trang du học sinh tại Trường Nhật Ngữ MCA (Tokyo) chia sẻ.
Không những dễ dàng tìm được việc làm thêm nhờ sự hỗ trợ của các thầy cô ở Trường Nhật Ngữ MCA (Tokyo) qua việc hướng dẫn cách viết hồ sơ xin việc, cách trả lời phỏng vấn, Trang còn được nhiều người nước ngoài chia sẻ kinh nghiệm khi làm việc tại các công ty Nhật. Còn Hùng thì quyết định thử thách mình khi làm thêm vào hầu hết các giờ rảnh trong tuần để trau dồi tiếng Nhật và nâng cao các kỹ năng sống. “Tuy có hơi vất vả một chút nhưng mình cho rằng đây là cơ hội để trưởng thành hơn khi quay về Việt Nam sau này”.
Như vậy, tài chính sẽ không còn là nỗi băn khoăn của các bạn trẻ khi quyết định chọn xứ sở "Phù tang" chuẩn bị hành trang cho bước đường tương lai, mà điều quan trọng là sự tự tin, ý chí và khả năng thích nghi, học hỏi của chính các bạn khi du học Nhật Bản.



Học Nghề, Cao Đẳng, Đại Học, Cao Học Tại Nhật Bản Bao Lâu?
Để du học Nhật Bản, học sinh phải học tại trường tiếng ở Nhật từ 1,5 năm đến 2 năm mới có thể thi vào trường đại học. Sau đó, chuyển lên học tại các trường Dạy Nghề, Cao Đẳng hay Đại Học, cũng có một số ít trường Đại Học yêu cầu thi nên việc chọn vào học tại các trường có chuyên ngành mà mình muốn học bạn nên xem kỹ trường đó có yêu cầu thi hay không.

Riêng nghiên cứu sinh, phần lớn chỉ xét hồ sơ là cho nhập học (trước khi nộp đơn phải tìm giáo sư nhận hướng dẫn). Còn cao đẳng, trường kỹ thuật - chuyên nghiệp thì tổ chức thi tuyển hoặc xét hồ sơ căn cứ trên kết quả thi tiếng Nhật, thi môn học... Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, nếu hội đủ điều kiện Bộ GD&ĐT quy định có thể học lên ĐH.

Thời gian các hệ học

Đại học: Sinh viên chính thức học 4 năm, nhưng học ngành y, nha, thú y học 6 năm. Sinh viên dự thính học một môn học đặc thù nào đó; điều kiện nhập học và số môn học được chấp nhận do dự thính tùy theo mỗi trường.

Sau đại học: Chương trình master học 2 năm và chương trình tiến sĩ (doctor) học 5 năm. Chương trình tiến sĩ phần lớn chia thành: Chương trình tiền kỳ tương đương với master (2 năm), và chương trình hậu kỳ (3 năm). Chương trình học lấy tiến sĩ của y, nha khoa và thú y là 4 năm. Tùy theo trường ĐH, thời gian quy định học lấy tiến sĩ có thể khác nhau.

Cao đẳng: Học 2 năm, nhưng có khoa như điều dưỡng học 3 năm. Trường kỹ thuật - nghiệp vụ: là trường dạy nghề, học từ 1 đến 3 năm (nhưng phần lớn học 2 năm). Trường trung học chuyên nghiệp: dạy nghề 5 năm (có môn học lâu hơn), dành cho đối tượng là học sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở.

Để tốt nghiệp ĐH trong 4 năm, sinh viên thường phải lấy được trên 124 môn học; thời gian 6 năm, sinh viên ngành y, nha khoa phải có trên 188 môn học, ngành thú y phải có trên 182 môn học. Về cao học (trên 2 năm), sinh viên cần có trên 30 môn học. Đối với cao đẳng, học 2 năm trở lên, cần có trên 62 môn học; nếu học 3 năm, cần có trên 92 môn học. Còn tốt nghiệp trường kỹ thuật thì thông qua kết quả kỳ thi cuối khóa, thi cuối năm học của trường.

Có 2 cách xin học bổng: Nộp đơn ở nước ngoài trước khi đến Nhật và nộp đơn sau khi đến Nhật. Hầu hết đối tượng nhận học bổng là sinh viên ĐH, nhà nghiên cứu. Ít có loại học bổng nào cấp toàn bộ kinh phí cho việc du học, phần lớn chỉ trợ cấp sinh hoạt phí, một phần tiền học nên người dự thi đi du học phải tính kỹ mọi phí tổn, chứ không thể chỉ dựa vào học bổng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét